- Biểu mẫu ( form) là một thành phần thường gặp và quan trọng trong mỗi website, form tạo nên tính tương tác giữa website và người dùng qua những phần nhập, truy xuất dữ liệu cũng như gửi dữ liệu. Như: form đăng ký, đăng nhập, tìm kiếm, gửi email liên hệ,…
1. HTML Form
- Cú pháp: <form></form>
- Phương thức HTTP (HTTP methods)
+ Post: dữ liệu chứa trong phần thân của request
+ Get: dữ liệu được gởi kèm theo URL được mô tả trong action, có dạng sau:
URL?name1= value1& name2=value2
*Lưu ý:
- Khi dùng Get, tất cả thông tin thu được sẽ hiển thị lên address bar
- Thường dùng get khi cần bookmark trang hiện hành do các thông tin cần lấy không mang tính quan trọng, bảo mật.
- Post thường được dùng để che dấu thông tin
Ví dụ:
Kết quả:
2. Các đối tượng trong Form
2.1. Thẻ input
a) Textbox
- Tạo nên đối tượng cho phép nhập dữ liệu văn bản
- Cú pháp: <input type="text" name="" value="" size="" />
+ name: Tên của textbox, đặt tùy ý, được kết hợp với PHP hay Javascript để tạo tính tương tác trên website
+ value: Giá trị ban đầu của textbox, hiển thị như dòng “Nhập từ khóa”
+ size: Độ rộng của textbox
Nếu thẻ input không sử dụng thuộc tính type="text" thì trình duyệt tự hiểu dạng Textbox
Ví dụ:
b) Password
- Đối với các form như đăng nhập chúng ta dùng loại này để ẩn đối tượng password
- Cú pháp: <input type="password" value="" name="" size="" />
- Các thuộc tính value, name, size tương tự như Textbox
Ví dụ:
c) Checkbox
- Cú pháp: <input type="checkbox" name="" value="" />
+ name: Tên của checkbox, sử dụng kết hợp PHP hay Javascript( JS)
+ value: Giá trị của checkbox, sử dụng kết hợp PHP hay JS, gửi kết quả lên server và ngược lại
+ Có thể sử dụng thêm thuộc tính checked để chọn mặc định cho đối tượng
Lưu ý: Đối với các đối tượng cùng nhóm thì name phải đặt giống nhau
Ví dụ:
d) Radio
- Tạo chức năng chọn dạng núm Radio
- Cú pháp: <input type="radio" name="" value="" />
- Các thuộc tính name, value và checked sử dụng tương tự như Checkbox
Ví dụ:
e) Upload
- Tạo chức năng duyệt file từ máy tính
- Cú pháp: <input type="file" name="" />
+ name: Tên của đối tượng file
Ví dụ:
f) Submit
- Tạo nút gửi dữ liệu tới file xử lý ( Tới link khai báo ở thuộc tính Action)
- Cú pháp: <input type="submit" name="tên submit" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút submit" />
Ví dụ:
g) Button
- Tương tự như Submit tuy nhiên khi sử dụng Button dữ liệu sẽ không được gửi tới file xử lý (Khai báo phần action) mà thường kết hợp với JS để tạo tương tác
- Cú pháp: <input type="button" name="tên submit" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút submit" />
Ví dụ:
h) Reset
- Trả lại giá trị ban đầu khi chưa nhập liệu cho tất cả các đối tượng trong form
- Cú pháp: <input type="reset" name="tên reset" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút reset" />
Ví dụ:
2.2. Select tags
a)Tạo danh sách sổ xuống
- Cú pháp
<select name="Tên danh sách">
<option value="hn"> Hà Nội</option>
<option value="hcm"> TP. HCM</option>
<option value="hp"> Hải Phòng</option>
<option value="tn"> Thái Nguyên</option>
</select>
+ Cặp thẻ <select> </select> khai báo 1 phiên làm việc với kiểu danh sách
+ Cặp thẻ <option></option> bên trong cặp thẻ <option></option>
- Thuộc tính value: Giá trị của lựa chọn (Sử dụng kết hợp với JS hoặc PHP)
- Các thuộc tính khác: label, selected, disabled
Ví dụ:
b) Tạo danh sách chọn
- Tương tự như danh sách sổ xuống tuy nhiên dạng này cho phép người dùng chọn nhiều lựa chọn bằng việc sử dụng Ctrl
- Cú pháp trong danh sách chọn tương tự dạng sổ xuống, chỉ việc thêm thuộc tính multiple vào thẻ mở <select>
Ví dụ:
2.3. Hộp thoại soạn thảo
- Để tạo 1 hộp thoại cho phép soạn thảo( dạng bình luận) chúng ta sử dụng thẻ textarea
- Cú pháp: <textarea cols="số cột" rows="số dòng" maxlength="số ký tự tối đa cho phép">
Ví dụ:
------------
*FieldSet: nhóm các đối tượng giống nhau vào một phần logic
- Cho phép canh lề chú thích
Ví dụ:
1. HTML Form
- Cú pháp: <form></form>
Thuộc tính | Ý nghĩa |
---|---|
action="url" | Địa chỉ của trang web/chương trình xử lý dữ liệu được nhập trên form |
method="get"| "post" | Phương thức HTTP dùng để gửi dữ liệu đến địa chỉ URL được xác định trong thuộc tính action. Nếu không chỉ rõ phương thức gửi dữ liệu, mặc định sử dụng phương thức "get" |
name="form_name" | Tên của form |
target="frame_name"| "_blank"| "_self" | Chỉ định cửa sổ hiển thị kết quả (trong một frame, của sổ mới hay trong cửa sổ hiện tại) |
enctype="application/x-www-form-urlencoded"| "text/plain"| "multipart/form-data" | Quy định cách định dạng dữ liệu trước khi gửi. Nếu không xác định rõ, enctype mặc định sẽ là "application/x-www-form-urlencoded" |
- Phương thức HTTP (HTTP methods)
+ Post: dữ liệu chứa trong phần thân của request
+ Get: dữ liệu được gởi kèm theo URL được mô tả trong action, có dạng sau:
URL?name1= value1& name2=value2
*Lưu ý:
- Khi dùng Get, tất cả thông tin thu được sẽ hiển thị lên address bar
- Thường dùng get khi cần bookmark trang hiện hành do các thông tin cần lấy không mang tính quan trọng, bảo mật.
- Post thường được dùng để che dấu thông tin
Ví dụ:
<form name="timkiem" action="timkiem.php" method="post" >
<input type="text" value="Nhập từ khóa" name="keywords"/>
<input type="submit" />
</form>
Kết quả:
2. Các đối tượng trong Form
Thành phần | Ý nghĩa |
---|---|
TextBox | Hộp nhập dữ liệu trên một dòng |
TextArea | Hộp nhập dữ liệu trên nhiều dòng |
PasswordBox | Hộp nhập mật khẩu |
FileField | Hộp chọn tập tin |
Button | Nút (submit dữ liệu hay xử lý thao tác nào đó khi người sử dụng click chuột vào nút này) |
RadioButton | Chọn lựa một trong các lựa chọn được liệt kê |
CheckBox | Chọn lựa một hay nhiều lựa chọn được liệt kê |
ComboBox | Chọn một mục trong danh sách được liệt kê |
ListBox | Chọn một hay nhiều mục trong danh sách |
2.1. Thẻ input
a) Textbox
- Tạo nên đối tượng cho phép nhập dữ liệu văn bản
- Cú pháp: <input type="text" name="" value="" size="" />
+ name: Tên của textbox, đặt tùy ý, được kết hợp với PHP hay Javascript để tạo tính tương tác trên website
+ value: Giá trị ban đầu của textbox, hiển thị như dòng “Nhập từ khóa”
+ size: Độ rộng của textbox
Nếu thẻ input không sử dụng thuộc tính type="text" thì trình duyệt tự hiểu dạng Textbox
Ví dụ:
<input type="text" name="Tìm" value="Nhập từ khóa" size="18px" />Kết quả:
b) Password
- Đối với các form như đăng nhập chúng ta dùng loại này để ẩn đối tượng password
- Cú pháp: <input type="password" value="" name="" size="" />
- Các thuộc tính value, name, size tương tự như Textbox
Ví dụ:
<form name="login" action="login.php" method="post">Kết quả:
Tài khoản <input type="text" value="Nhập vào user" name="user"/> <br />
Mật khẩu <input type="password" value="123456" name="pass" />
</form>
c) Checkbox
- Cú pháp: <input type="checkbox" name="" value="" />
+ name: Tên của checkbox, sử dụng kết hợp PHP hay Javascript( JS)
+ value: Giá trị của checkbox, sử dụng kết hợp PHP hay JS, gửi kết quả lên server và ngược lại
+ Có thể sử dụng thêm thuộc tính checked để chọn mặc định cho đối tượng
Lưu ý: Đối với các đối tượng cùng nhóm thì name phải đặt giống nhau
Ví dụ:
<form>Kết quả:
Nghề nghiệp <br>
<input type="checkbox" name="nghenghiep" value="giaovien" > Giáo Viên <br>
<input type="checkbox" name="nghenghiep" value="bacsi" checked> Bác Sĩ <br>
<input type="checkbox" name="nghenghiep" value="congnhan" > Công Nhân <br>
</form>
d) Radio
- Tạo chức năng chọn dạng núm Radio
- Cú pháp: <input type="radio" name="" value="" />
- Các thuộc tính name, value và checked sử dụng tương tự như Checkbox
Ví dụ:
<form>Kết quả:
Giới Tính
<input type="radio" name="gioitinh" value="nam" /> Nam
<input type="radio" name="gioitinh" value="nu" /> Nữ
</form>
e) Upload
- Tạo chức năng duyệt file từ máy tính
- Cú pháp: <input type="file" name="" />
+ name: Tên của đối tượng file
Ví dụ:
<form>Kết quả:
Duyệt file: <input type="file" name="" value=""/>
</form>
f) Submit
- Tạo nút gửi dữ liệu tới file xử lý ( Tới link khai báo ở thuộc tính Action)
- Cú pháp: <input type="submit" name="tên submit" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút submit" />
Ví dụ:
<form name="button" action="button.html">Kết quả:
<input type="submit" name="Gửi" value="Gửi Bài" />
</form>
g) Button
- Tương tự như Submit tuy nhiên khi sử dụng Button dữ liệu sẽ không được gửi tới file xử lý (Khai báo phần action) mà thường kết hợp với JS để tạo tương tác
- Cú pháp: <input type="button" name="tên submit" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút submit" />
Ví dụ:
<form name="button" action="button.html">Kết quả:
<input type="button" name="submit" value="gửi" />
</form>
h) Reset
- Trả lại giá trị ban đầu khi chưa nhập liệu cho tất cả các đối tượng trong form
- Cú pháp: <input type="reset" name="tên reset" value="giá trị ban đầu, hiển thị ở nút reset" />
Ví dụ:
<form>Kết quả:
<input type="text" name="keywords" value="Nhập từ khóa" />
<input type="submit" name="gui" value="Gửi" /> <br>
<input type="reset" name="reset" value="Làm mới" />
</form>
2.2. Select tags
a)Tạo danh sách sổ xuống
- Cú pháp
<select name="Tên danh sách">
<option value="hn"> Hà Nội</option>
<option value="hcm"> TP. HCM</option>
<option value="hp"> Hải Phòng</option>
<option value="tn"> Thái Nguyên</option>
</select>
+ Cặp thẻ <select> </select> khai báo 1 phiên làm việc với kiểu danh sách
+ Cặp thẻ <option></option> bên trong cặp thẻ <option></option>
- Thuộc tính value: Giá trị của lựa chọn (Sử dụng kết hợp với JS hoặc PHP)
- Các thuộc tính khác: label, selected, disabled
Ví dụ:
<select name="nam">Kết quả:
<option value="2014">Năm 2014</option>
<option value="2013" selected>Năm 2013</option>
<option value="2012">Năm 2012</option>
<option value="2011">Năm 2011</option>
</select>
b) Tạo danh sách chọn
- Tương tự như danh sách sổ xuống tuy nhiên dạng này cho phép người dùng chọn nhiều lựa chọn bằng việc sử dụng Ctrl
- Cú pháp trong danh sách chọn tương tự dạng sổ xuống, chỉ việc thêm thuộc tính multiple vào thẻ mở <select>
Ví dụ:
<select name="nam" multiple>Kết quả:
<option value="2014">Năm 2014</option>
<option value="2013" selected>Năm 2013</option>
<option value="2012">Năm 2012</option>
<option value="2011">Năm 2011</option>
</select>
2.3. Hộp thoại soạn thảo
- Để tạo 1 hộp thoại cho phép soạn thảo( dạng bình luận) chúng ta sử dụng thẻ textarea
- Cú pháp: <textarea cols="số cột" rows="số dòng" maxlength="số ký tự tối đa cho phép">
Ví dụ:
<textarea rows="4" cols="50" maxlength="500">Kết quả:
Đây là hộp soạn thảo
</textarea>
------------
*FieldSet: nhóm các đối tượng giống nhau vào một phần logic
<Fieldset>- Tag legend: tạo chú thích của nhóm
<Legend Align="left/right">Chú thích </Legend>
Các thành phần trong nhóm
</Fieldset>
- Cho phép canh lề chú thích
Ví dụ:
<FORM >Kết quả:
<FIELDSET>
<LEGEND>Chức vụ</LEGEND>
Chức vụ của bạn: <INPUT name= 'name' type= 'text' tabindex= '1'>
</FIELDSET>
<FIELDSET>
<LEGEND>Trình độ giáo dục</LEGEND>
<INPUT name= 'qualif' type='radio' value= 'grad' tabindex= '5'> Đại học
<INPUT name= 'qualif' type='radio' value='postgrad' tabindex='5'> Trung học phổ thông
</FIELDSET>
</FORM>
Tags
HTML